HỢP ÂM PIANO TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO | HỢP ÂM 7, 9, 11, 13
“Hợp âm” là sự kết hợp từ 2 nốt nhạc trở lên tạo nên một âm thanh màu sắc, hợp rất quan trọng đối với người học cover – đệm hát – hòa âm – phối khí, biết được hợp âm bạn có thể dễ dàng hơn để chơi hoàn chỉnh một bản nhạc yêu thích. Không chỉ riêng piano, khi bạn chơi với bất kỳ nhạc cụ nào bạn cũng cần phải nắm vững được công thức hợp âm.
Ngay từ khi làm quen với piano nhạc nhẹ bạn cần trang bị kiến thức nền tàng về hợp âm piano, hiểu rõ và nắm chắc được nguyên lý, cách đọc tên cũng như cách chơi của nó sẽ giúp quá trình học trở nên dễ dàng hơn.
Và khi trình độ được nâng cao, bạn có thể ứng dụng và sáng tạo các hợp âm piano không giới hạn để tạo ra một tác phẩm của riêng mình. Cùng tìm hiểu “tất tần tật” về hợp âm piano ngay trong bài viết của Piano Sol dưới đây nhé!
HỢP ÂM PIANO TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
-
HỢP ÂM LÀ GÌ?
Hợp âm piano được tạo ra khi có nhiều hơn một nốt được chơi cùng một lúc, hợp âm gồm hai, ba hoặc nhiều nốt riêng lẻ. Hiểu một cách đơn giản, hợp âm là khi bạn nhấn nhiều phím cùng một lúc để tạo ra âm thanh.
Hợp âm piano là thành phần chính để tạo ra nhạc nền cho giai điệu, thường được dùng để đệm hát, hoặc để chơi trong các bản nhạc solo cover.
Tất cả các hợp âm piano đều chứa một nốt gốc (đây là nốt được lấy để đặt tên của hợp âm) kết hợp với một hoặc nhiều nốt bổ sung. Các hợp âm piano cơ bản thường chỉ bao gồm hai hoặc ba nốt, trong khi các hợp âm nâng cao hơn có xu hướng kết hợp nhiều nốt hơn.
Lưu ý là trong một bản nhạc, có thể thay đổi hợp âm để trở nên đơn giản hơn cho việc chơi đối với người mới bắt đầu, miễn là nó hài hòa với giai điệu bản nhạc.
Hợp âm piano có thể được ví như là một bảng màu, tùy vào bức tranh bạn vẽ để sử dụng màu sắc cho nó, mỗi người có mỗi đặc trưng, nền tảng riêng để phối màu cho bức tranh của bạn thêm điểm nhấn và hài hòa.
-
CÁCH ĐỌC TÊN HỢP ÂM
Trong âm nhạc có 7 nốt nhạc đó là Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si. Các nốt này được viết tắt tương ứng thành C, D, E, F, G, A, B. Để đọc tên các hợp âm chính xác, người chơi chỉ cần ghép tên chữ cái và loại hợp âm lại.
Ví dụ:
Kết hợp D là âm Rê và m là hợp âm thứ, ta có Dm (Rê thứ).
- A: LA trưởng
- Am: La thứ
- A7: La bảy
- Am7: La thứ bảy
- AM7: La major bảy
- A –: La dim
-
QUÃNG PIANO LÀ GÌ?
Khoảng cách giữa các nốt piano được gọi là quãng, xác định cách chúng phát ra âm thanh khi chơi cùng nhau. Khoảng thời gian được đo bằng nửa bước và toàn bộ bước.
- Nửa cung: là khoảng cách từ một phím đến phím tiếp theo ngay bên phải hoặc bên trái của nó.
- Một cung: là khoảng cách của hai nửa cung.
Cao độ giữa các nốt:
C – D: 1 cung
D – E: 1 cung
E – F: nửa cung
F – G: 1 cung
G – A: 1 cung
A – B: 1 cung
B – C: nửa cung
TẠI SAO HỢP ÂM LẠI QUAN TRỌNG?
Cùng là một bài hát nhưng cách thể hiện mỗi người mang một màu sắc đặc trưng khác nhau, đó là cách sử dụng hợp âm của mỗi người chơi, nó rất đa dạng, rất nhiều màu sắc và cấp độ khác nhau từ đơn giản đến nâng cao.
Chúng rất quan trọng để phát triển các cấu trúc của 1 bài hát và giúp xác định các phần khác nhau bằng cách sử dụng tiến trình hợp âm.
Tiến trình hợp âm là một loạt các hợp âm được chơi theo 1 trình tự, tiến trình được sử dụng để thêm 1 phần hài hòa vào nội dung bài hát. Chúng được sử dụng để tạo ra cảm giác chuyển động trong âm nhạc, và cũng có thể được sử dụng để cung cấp giai điệu phù hợp với ngữ cảnh và giúp nghe rõ các đặc điểm của giai điệu.
TỔNG HỢP TÀI LIỆU VỀ HỢP ÂM PIANO
-
HỢP ÂM TRƯỞNG
Hợp âm trưởng hay còn gọi là Major Chord. Được ký hiệu bởi những chữ cái in hoa theo thứ tự như sau: Đô (C), Rê (D), Mi (E), Pha (F), Sol (G), La (A), Si B).
Hợp âm trưởng cấu tạo gồm 3 nốt, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ hai là nốt được đếm từ nốt thứ nhất lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, nốt thứ ba là nốt được đếm từ nốt thứ hai lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.
Ví dụ:
Cách tính hợp âm Đ trưởng (C): gồm 3 nốt, nốt đầu là Đô, nốt thứ 2 đếm từ Đô lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Mi, nốt thứ 3 đếm từ nốt Mi lên 4 phím đàn đen trắng là nốt Sol.
Tên hợp âm và cách bấm trên phím đàn:
- Đô trưởng: Đô – Mi – Sol
- Rê trưởng: Rê – Fa# – La
- Mi trưởng: Mi – Sol# – Si
- Fa trưởng: Fa – La – Đô
- Sol trưởng: Sol – Si – Rê
- La trưởng: La – Đô# – Mi
- Si trưởng: Si – Rê# – Fa#
-
HỢP ÂM THỨ
Hợp âm thứ hay còn gọi là Minor Chord. Hợp âm piano thứ được kí hiệu thêm chữ cái “m” phía sau các chữ cái in hoa (Giống ký hiệu ở hợp âm trưởng và thêm “m” vào phía sau).
Hợp âm thứ cũng cấu tạo gồm 3 nốt, nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp, nốt thứ ba cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
Ví dụ:
Cách tính hợp âm Fm: gồm 3 nốt, nốt đầu là Fa, nốt thứ 2 đếm từ Fa lên 4 phím đàn đen trắng là nốt La giáng, nốt thứ 3 đếm từ nốt La giáng lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Đô.
- Đô thứ: Đô – Mi (b) – Sol
- Rê thứ: Rê – Fa – La
- Mi thứ: Mi – Sol – Si
- Pha thứ: Fa – La(b) – Đô
- Sol thứ: Sol – Si(b) – Rê
- La thứ: La – Đô – Mi
- Si thứ: Si – Rê – Fa#
-
HỢP ÂM CÓ DẤU THĂNG
Kí hiệu: #
Bắt đầu từ hợp âm trưởng/ thứ, thăng tất cả các nốt lên nửa cung sẽ trở thành hợp âm thăng (tức tăng lên 1 phím đàn đen/trắng kế cạnh).
Ví dụ:
Hợp âm C (đô trưởng) gốc: Đô-Mi-Sol
Hợp âm C# (đô thăng trưởng): Đô#-Fa-Sol# (từ Mi lên Fa là nửa cung)
-
HỢP ÂM CÓ DẤU GIÁNG
Ký hiệu: b
Bắt đầu từ hợp âm trưởng/ thứ, giáng tất cả các nốt xuống nửa cung sẽ trở thành hợp âm giáng (tức giảm xuống 1 phím đàn đen/trắng kế cạnh).
Ví dụ:
Hợp âm C (đô trưởng) gốc: Đô-Mi-Sol
Cb (Đô giáng trưởng) : Si – mi (b) – Sol (b) (từ Đô xuống Si là nửa cung)
Trên đây Piano SOL vừa chia sẻ các hợp âm piano cơ bản để bạn có thể chơi hoàn chỉnh một bản nhạc. Ngoài ra, đối với những bản nhạc phức tạp, có thêm nhiều hợp âm nâng cao hơn nữa, bạn cũng có thể dựa vào những hợp âm này để sáng tạo ra một bản nhạc theo phong cách của mình hoặc “chế biến” lại hợp âm của 1 bản nhạc để chơi dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!
LINK TẢI TÀI LIỆU HỢP ÂM PIANO FILE PDF